Hệ thống Kho bạc Nhà nước "tăng tốc" chuyển đổi số
Đích đến là năm 2025, mọi hoạt động của Kho bạc Nhà nước dựa trên dữ liệu số và hoàn thành nền tảng kho bạc số đã rất gần. Để đảm bảo đúng lộ trình đặt ra, toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước đang quyết liệt thực hiện các giải pháp chuyển đổi số.
Trong suốt nhiều năm qua, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã phát triển không ngừng và có bước tiến vượt bậc khi trở thành kho bạc điện tử vào năm 2020, đúng theo lộ trình đề ra. Một dấu ấn quan trọng trong năm 2020 của KBNN được toàn xã hội ghi nhận và đánh giá cao chính là triển khai thành công dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đến tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách (SDNS), trừ khối an ninh, quốc phòng.
DVCTT đã giúp KBNN trở thành kho bạc điện tử khi không còn khách hàng. Hồ sơ, thủ tục, giấy tờ được giao dịch hoàn toàn trên môi trường mạng. Kết thúc một chặng đường phát triển, KBNN bắt đầu xây dựng Chiến lược phát triển cho giai đoạn 2021 - 2030 với đích đến là kho bạc số. Việc hoàn thiện kho bạc số sẽ là nền tảng để thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia được thực hiện trên thế “kiềng 3 chân” đó là chính phủ số - kinh tế số - xã hội số.
Để đặt nền móng tiến nhanh đến kho bạc số vào năm 2030, KBNN đã xây dựng và ban hành bản quy hoạch Kiến trúc tổng thể công nghệ thông tin (CNTT) hướng tới kho bạc số theo Quyết định số 2739/QĐ-KBNN ngày 4/6/2021, gồm: kiến trúc nghiệp vụ; kiến trúc dữ liệu, kiến trúc ứng dụng; kiến trúc kỹ thuật - công nghệ và kiến trúc an toàn thông tin. Theo nhận xét từ KBNN, bản quy hoạch có ý nghĩa rất quan trọng giúp tăng cường hoạt động hiệu lực, hiệu quả của toàn hệ thống theo mô hình quản lý, quản trị hiện đại, phục vụ các đơn vị, tổ chức, người dân và doanh nghiệp, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
Mọi giao dịch của Kho bạc Nhà nước phải được số hóa Ngày 13/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 455/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030. Mục tiêu cuối cùng của Chiến lược là nâng cao hiệu suất hoạt động, giảm thiểu chi phí giao dịch, tự động hóa quy trình giao dịch, mọi giao dịch được số hóa và hệ thống sẽ ghi nhận được toàn bộ quy trình với cơ chế kiểm soát điện tử đã được thiết lập sẵn trong hệ thống. |
Năm 2024 là năm thứ 3 toàn hệ thống KBNN thực hiện các hoạt động theo bản quy hoạch này và đã mang đến những kết quả bước đầu hết sức khả quan. Cụ thể, các đơn vị KBNN đã số hóa các hồ sơ, chứng từ chi để nâng cao hiệu quả làm việc, giảm chi phí hoạt động. Theo đó, tất cả hồ sơ, chứng từ lưu trữ dưới dạng bản mềm đều được kế toán trưởng và ủy quyền kế toán trưởng ký bằng chữ ký số sau khi đã tiến hành kiểm tra. Do đó, mỗi lần trình ký chứng từ, thay vì phải trình rất nhiều hồ sơ giấy kèm theo như trước đây thì nay, công chức kho bạc chỉ cần trình 1 bản hồ sơ giấy để lãnh đạo xem xét phê duyệt song song với các hồ sơ đã lưu trên máy tính, nên đã giảm được rất nhiều thời gian và công sức cho công chức KBNN.
Ngoài ra, các đơn vị KBNN đã thực hiện phát hành văn bản đi bằng phương thức điện tử (qua chữ ký số), góp phần hỗ trợ thay đổi tác phong làm việc từ nền hành chính dựa trên văn bản giấy sang nền hành chính văn bản điện tử, giúp việc gửi văn bản đi nhanh chóng, kịp thời, không bị thất lạc vừa tiết kiệm được thời gian cho công chức hành chính văn thư và giảm chi phí gửi cước bưu chính…
Trong suốt nhiều năm qua, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã phát triển không ngừng và có bước tiến vượt bậc khi trở thành kho bạc điện tử vào năm 2020, đúng theo lộ trình đề ra. Một dấu ấn quan trọng trong năm 2020 của KBNN được toàn xã hội ghi nhận và đánh giá cao chính là triển khai thành công dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đến tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách (SDNS), trừ khối an ninh, quốc phòng.
DVCTT đã giúp KBNN trở thành kho bạc điện tử khi không còn khách hàng. Hồ sơ, thủ tục, giấy tờ được giao dịch hoàn toàn trên môi trường mạng. Kết thúc một chặng đường phát triển, KBNN bắt đầu xây dựng Chiến lược phát triển cho giai đoạn 2021 - 2030 với đích đến là kho bạc số. Việc hoàn thiện kho bạc số sẽ là nền tảng để thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia được thực hiện trên thế “kiềng 3 chân” đó là chính phủ số - kinh tế số - xã hội số.
Để đặt nền móng tiến nhanh đến kho bạc số vào năm 2030, KBNN đã xây dựng và ban hành bản quy hoạch Kiến trúc tổng thể công nghệ thông tin (CNTT) hướng tới kho bạc số theo Quyết định số 2739/QĐ-KBNN ngày 4/6/2021, gồm: kiến trúc nghiệp vụ; kiến trúc dữ liệu, kiến trúc ứng dụng; kiến trúc kỹ thuật - công nghệ và kiến trúc an toàn thông tin. Theo nhận xét từ KBNN, bản quy hoạch có ý nghĩa rất quan trọng giúp tăng cường hoạt động hiệu lực, hiệu quả của toàn hệ thống theo mô hình quản lý, quản trị hiện đại, phục vụ các đơn vị, tổ chức, người dân và doanh nghiệp, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
Năm 2024 là năm thứ 3 toàn hệ thống KBNN thực hiện các hoạt động theo bản quy hoạch này và đã mang đến những kết quả bước đầu hết sức khả quan. Cụ thể, các đơn vị KBNN đã số hóa các hồ sơ, chứng từ chi để nâng cao hiệu quả làm việc, giảm chi phí hoạt động. Theo đó, tất cả hồ sơ, chứng từ lưu trữ dưới dạng bản mềm đều được kế toán trưởng và ủy quyền kế toán trưởng ký bằng chữ ký số sau khi đã tiến hành kiểm tra. Do đó, mỗi lần trình ký chứng từ, thay vì phải trình rất nhiều hồ sơ giấy kèm theo như trước đây thì nay, công chức kho bạc chỉ cần trình 1 bản hồ sơ giấy để lãnh đạo xem xét phê duyệt song song với các hồ sơ đã lưu trên máy tính, nên đã giảm được rất nhiều thời gian và công sức cho công chức KBNN.
Ngoài ra, các đơn vị KBNN đã thực hiện phát hành văn bản đi bằng phương thức điện tử (qua chữ ký số), góp phần hỗ trợ thay đổi tác phong làm việc từ nền hành chính dựa trên văn bản giấy sang nền hành chính văn bản điện tử, giúp việc gửi văn bản đi nhanh chóng, kịp thời, không bị thất lạc vừa tiết kiệm được thời gian cho công chức hành chính văn thư và giảm chi phí gửi cước bưu chính…